Khi nào thì người dân được hưởng lợi từ cải cách thủ tục hành chính, nhất là từ Đề án 30? Lợi ích được hưởng là gì?
09:14 AM 15/12/2011 | Lượt xem: 6593 In bài viết |Công cuộc cải cách thủ tục hành chính được bắt đầu thực hiện từ năm 1994 kể từ sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 38/CP ngày 04/5/1994. Từ đó đến nay, Chính phủ đã nổ lực thực hiện với nhiều nội dung cải cách đã được thể chế hóa trong các văn bản luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định của Chính phủ như đăng ký kinh doanh, hộ khẩu, hộ tịch, đầu tư nước ngoài, xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu, thuế, hải quan,… và người dân cũng dễ nhận thấy những thay đổi căn bản trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính của họ.
Với thành công bước đầu của Đề án 30, lần đầu tiên Việt Nam thiết lập và công bố Bộ cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính tại 4 cấp chính quyền và công khai trên mạng internet. Chúng ta đã chuẩn hóa và thống nhất được bộ TTHC cấp huyện, cấp xã theo hướng rút gọn từ 10.000 bộ thủ tục hành chính cấp xã và 700 bộ thủ tục hành chính cấp huyện xuống còn 63 bộ ở mỗi cấp … Theo đó, mỗi tỉnh, thành phố có một bộ TTHC cấp xã và một bộ TTHC cấp huyện để thống nhất thực hiện tại địa phương. Trong năm 2010, Chính phủ đã ban hành 25 Nghị quyết để đơn giản hóa gần 5.000 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của 24 bộ, ngành. Bên cạnh việc dự kiến cắt giảm thời gian, chi phí và rủi ro cho các các nhân, tổ chức trong việc thực hiện thủ tục hành chính, với tổng chi phí tiết kiệm được lên tới gần 30.000 tỷ đồng mỗi năm (khi các phương án đơn giản hóa đi vào thực thi trong giai đoạn 3 của Đề án), cải thiện môi trường kinh doanh, Đề án đã nâng cao khả năng tiếp cận thông tin về thủ tục hành chính của mỗi cá nhân, tổ chức; tạo điều kiện cho nhân dân giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính các cấp. Thành công của Đề án trong việc hợp tác công - tư đã khẳng định tính đúng đắn trong việc huy động người dân và doanh nghiệp tham gia cải cách thủ tục hành chính chính. Đây là một minh chứng rõ rệt của việc phản ánh ý chí nguyện vọng của nhân dân, gắn bó với dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân tham gia vào công việc của Nhà nước và xã hội, tham gia vào quá trình hoạch định chính sách pháp luật của Nhà nước. Đề án đã phát huy được tính tích cực chính trị của nhân dân, là yếu tố cơ bản để phát huy nội lực của đất nước.
Theo thutuchanhchinh.vn
[TT: N.Q.K]